Chì là gì? Ứng dụng của chì trong đời sống và xây dựng
Chì là một kim loại được rất nhiều người quan tâm nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về loại kim loại này. Mặc dù đây là một kim loại nặng có thể gây nhiễm độc nhưng vẫn được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất. Để tìm hiểu rõ hơn về tính chất hóa học của chì cũng như các ứng dụng của chất liệu này thì đừng bỏ qua bài viết này nhé! Chúng tôi sẽ bật mí cho bạn tất tần tật các thông tin chì là gì? Các ứng dụng của chì trong đời sống và xây dựng trong bài viết này nhé.
Chì là gì?
Chì (Lead) là một loại kim loại nặng, có kí hiệu hóa học là Pb (theo tiếng Latin là: Plumbum). Kim loại chì có thể gây nhiễm độc cho người, đặc biệt là rất nguy hiểm cho trẻ em. Ban đầu, chì sẽ có màu trắng xanh nhưng khi tiếp xúc nhiều với không khí thì chì sẽ bắt đầu xỉn màu và dần biến đổi chuyển thành màu xám. Kim loại chì là một loại kim loại có tính ứng dụng khá cao trong ngành sản xuất bình, lưới, ứng dụng vào ngành đánh bắt hải sản,… Nhưng chúng lại ảnh hưởng đến sức khoẻ con người một cách nghiêm trọng.
Ngoài ra, chì được sử dụng nhiều trong sản xuất gia công vũ khí. Là thành phần cấu tạo nên lưới cá, đạn, ắc quy chì, phòng chụp X quang và rất nhiều các loại hợp kim khác. So với tất cả những kim loại khác, chì hầu như là loại dẫn điện kém nhất và chúng có tính ăn mòn cao. Hiện nay, những nhà khoa học đang nghiên cứu và ứng dụng chì vào làm vật chứa đựng những chất ăn mòn, tiêu biểu là chứa axit sunfuric. Bên cạnh đó, do đặc tính dễ dát mỏng nên kim loại chì được sử dụng rất nhiều trong những công trình xây dựng, làm các tấm phủ bên ngoài và những khớp lợp của nhiều công trình lớn.
Tính chất vật lý
Chì là gì? Chì thường sáng và có màu trắng bạc. Bề mặt cắt còn tươi của chì xỉ nhanh trong không khí tạo ra màu tối. Chì là kim loại màu trắng xanh, rất mềm nên dễ uốn, nặng và có tính dẫn điện kém so với những kim loại khác, chì có tính chống ăn mòn khá cao. Do thuộc tính này, nên nó được sử dụng để chứa các chất ăn mòn (như acid sulfuric). Ngoài ra, do đặc tính dễ dát mỏng và chống ăn mòn, chì được sử dụng trong nhiều công trình xây dựng như trong các tấm phủ bên ngoài những khới lợp.
Chì kim loại có thể được làm cứng bằng cách thêm vào một ít antimon, hoặc một ít những kim loại khác như calci. Chì dạng bột cháy sẽ cho ngọn lửa màu trắng xanh. Giống như nhiều kim loại khác, bột chì rất mịn và có khả năng tự cháy trong không khí. Khói độc sẽ phát ra khi chì cháy.
Tính chất hóa học
Chì là một kim loại có tính khử khá yếu. Do đó, khi ở nhiệt độ thường chúng không bị oxi hóa.
Nếu tác động với nhiệt độ cao, chì sẽ bị oxi hóa tạo thành một lớp chì oxit mỏng. Vì vậy, vật liệu này được bảo vệ, không xảy ra quá trình oxi hóa nữa. Chì không tác dụng với Axit Sunfuric hay Axit Clohidric. Kim loại này có thể hòa tan được trong Axit Nitric tạo ra dung dịch chứa Pb(NO3)2, đồng thời tự giải phóng khí Nitơ Oxit. Bên cạnh đó, chì không tác dụng với nước. Nhưng trong điều kiện có thêm không khí, chì sẽ bị nước ăn mòn tạo ra Pb(OH)2.
Chì được chứng minh là có rất nhiều nguy cơ độc hại tiềm ẩn đến đời sống, sức khỏe và môi trường. Cụ thể khi tiếp xúc ở một mức độ, đối với vi sinh vật, môi trường, động vật và kể cả con người, chì có thể sẽ gây ra rối loạn não bộ và gây nhiều tổn thương nghiêm trọng cho các hệ lụy và hệ thần kinh. Do đó, khi tiến hàng mua bán hoặc thu gom phế liệu chì, chúng ta cần phải trải qua một quy trình chuyên nghiệp. Cả người bán và người mua kim loại chì luôn phải hiểu rõ những đặc tính của chì để phòng tránh điều đáng tiếc xảy ra.
Điều chế chì
Các quặng sunfua của chì đốt cháy chủ yếu sẽ tạo ra oxit, hỗn hợp silicat, sunfat và các kim loại khác có ở trong quặng. Chì oxit được tách ra từ các quá trình đốt cháy và khử trong lò cao bằng chính than cốc hay PbO + CO → Pb + CO2.
Sự độc hại của chì
Đối với con người
Chì là gì? Sự độc hại đối với con người như thế nào? Chì là một kim loại độc hại có trong tự nhiên được tìm thấy ở trong vỏ Trái Đất. Việc chì tiếp xúc với con người dẫn đến các vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng ở nhiều nơi trên thế giới.
Chì để ở môi trường bên ngoài khi tiếp xúc với con người sẽ có thể sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Điển hình là có thể gây rối loạn não bộ, cơ thể, gây tổn thương cực kỳ nghiêm trọng đến hệ thần kinh, thậm chí gây vô sinh. Chì cũng gây ra tác hại lâu dài ở người lớn, tăng nguy cơ suy thận và cao huyết áp. Phụ nữ mang thai khi tiếp xúc với lượng chì cao có thể sẩy thai, sinh non, thai chết lưu, sinh thiếu cân và cũng như các dị tật nhỏ.Tương tự giống thủy ngân, kim loại chì cũng là một chất độc tích tụ ở trong mô mềm và xương, gây ngộ độc máu.
Đối với môi trường
Vấn đề ô nhiễm môi trường do chì gây ra bao gồm khai thác mỏ, luyện kim, hoạt động tái chế và sản xuất. Và ở một số quốc gia còn sử dụng xăng pha chì, sơn pha chì. Hơn hai phần ba số lượng chì tiêu thụ trên toàn thế giới là để sản xuất ắc quy chì cho động cơ xe. Ngoài ra, chì cũng được sử dụng trong các sản phẩm khác như sơn, bột màu, kính màu, hàn, tàu pha lê, đạn dược, đồ chơi, men gốm, đồ trang sức, trong mỹ phẩm và những loại thuốc truyền thống.
Đối với trẻ em
Trẻ em thường dễ bị ảnh hưởng bởi sự độc hại của chì hơn. Trẻ còn có thể bị ảnh hưởng to lớn tới sức khỏe, đặc biệt là sự phát triển của các hệ thần kinh và não bộ. Trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương vì chúng hấp thụ lượng chì cao hơn 5 – 6 lần so với người lớn khi cùng một lượng nuốt vào như nhau. Trẻ em bị suy dinh dưỡng thường dễ bị nhiễm chì hơn vì chất dinh dưỡng khác như canxi đang bị thiếu hụt. Trẻ em có nguy có cao nhất là những bé nhỏ bao gồm cả thai nhi đang phát triển.
Chì gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ em. Ở mức độ nhiễm cao, chì tấn công vào não và các hệ thần kinh trung ương dẫn đến hôn mê, co giật và thậm chí tử vong. Trẻ em sống sót sau khi ngộ độc chì có nguy cơ bị chậm phát triển và rối loạn hành vi. Ở mức nhiễm thấp hơn và không có triệu chứng rõ ràng, trước đây được cho là an toàn thì hiện nay chì đã tạo ra một quang phổ của những chấn thương trên cơ thể. Đặc biệt chì ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ dẫn đến việc giảm trí thông minh, thay đổi hành vi như rút ngắn khoảng cách chú ý, tăng hành vi chống xã hội và giảm khả năng học vấn.
Ứng dụng của chì trong xây dựng, đời sống
Mặc dù chì là một kim loại độc nhưng ngày nay, chì đang được nghiên cứu và là kim loại được sử dụng rất nhiều trong đời sống. Chúng là thành phần quan trọng không thể thiếu trong rất nhiều hợp chất khác nhau. Một số ứng dụng phổ biến hiện nay của chì có thể kể đến như: là thành phần chính của bình ắc quy thường được sử dụng cho các loại xe, thành phần có trong ống nhựa PVC, là kim loại được dùng làm những nguyên liệu trong một vài ngành công nghiệp sản xuất và những vật dụng phổ biến. Ngoài ra, nó còn là chất nhuộm trắng dùng trong tạo ra sơn và là một trong những thành phần tạo màu trong khi tráng men, đặc biệt là tạo màu đỏ và màu vàng. Chì còn được dùng để làm ra tấm ngăn chống phóng xạ hạt nhân.
Tìm hiểu thêm một số bài viết về chủ đề xây dựng:
Công ty kết cấu thép Nam Trung chuyên thiết kế, thi công nhà thép tiền chế, xây dựng công trình nhà xưởng chất lượng, uy tín đến khách hàng.
Nhận gia công kết cấu thép tại Nam Trung Cons với các bước thi công kết cấu thép chuẩn nhất.
Báo giá làm nhà bằng thép tiền chếtrọn gói tối ưu chi phí.
Giá chì phế liệu
Hiện nay, chì được chia thành hai loại thông dụng là phế liệu chì dạng dẻo và chì dạng cục. Dạng chì cục thường sẽ được thu mua với mức giá cao hơn so với dạng chì dẻo. Các bạn có thể tham khảo mức giá ngay dưới đây:
Giá chì cục: 35.000đ/kg
Giá chì dẻo: 30.000đ/kg
Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp cho câu hỏi chì là gì? Hy vọng với các thông tin trong bài viết trên sẽ giúp các bạn có được những quyết định thật sáng suốt và đúng đắn khi sử dụng loại kim loại này nhé!