Cách chăm sóc trẻ em bị viêm phổi tại nhà

Cách chăm sóc trẻ em bị viêm phổi tại nhà

pbn
October 18, 2022 0 Comment

Viêm phổi là một căn bệnh thường gặp ở trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bởi ở giai đoạn này sức đề kháng của trẻ rất yếu. Nắm được nguyên nhân và những triệu chứng bệnh viêm phổi là điều quan trọng nhất phụ huynh cần biết để giúp trẻ luôn luôn khỏe mạnh. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được Sling shot magazine bật mí nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ em bị viêm phổi tại nhà nhé!

Những nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phổi

Những nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phổi

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho trẻ bị viêm phổi. Cụ thể dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn tới bệnh viêm phổi ở trẻ: 

  • Đối với trẻ em dưới 5 tuổi: Nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm phổi thường do vi khuẩn như: Streptococcus nhóm B, Listeria momocytogenes, H.influenza.s, Branhamella Catarrhalis hay S.aureus.
  • Đối với trẻ em dưới 2 tháng tuổi: Nguyên nhân dẫn tới viêm phổi thường do vi khuẩn Klebsiella Pneumonia, E. Coli và vi khuẩn gram âm gây ra. Viêm phổi do vi khuẩn gây ra thường tiến triển bệnh nhanh hơn. Bên cạnh đó thì các triệu chứng cũng ở mức độ nặng hơn so với viêm phổi do virus.
  • Đối với trẻ từ 5-15 tuổi: Đối với giai đoạn này thì bệnh viêm phổi thường do virus gây ra như: RSV, H.influenza…Theo thống kê thì có khoảng 50% trẻ em mắc bệnh viêm phổi là do virus gây ra. Triệu chứng của bệnh trong trường hợp này tương tự như cảm cúm thông thường. Chính vì vậy nhiều phụ huynh thường hay chủ quan.

Dấu hiệu nhận biết khi trẻ em bị viêm phổi

Dấu hiệu nhận biết khi trẻ em bị viêm phổi

Theo dữ liệu từ mầm non Lá Xanh, khi trẻ em mắc bệnh viêm phổi thì thường có những biểu hiện như: 

  • Ho nhiều với mức độ từ vừa đến nặng.
  • Trẻ thở nhanh liên tục. Trẻ được coi là thở nhanh liên tục nếu nhịp thở trên 60 lần/phút (đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi). Đối với trẻ em từ 1 tháng – 1 tuổi thì nhịp thở trên 50 lần/phút. Còn đối với trẻ em trên 1 tuổi thì nhịp thở được xem là nhanh nếu như trên 40 lần/phút.
  • Thở gắng sức: Biểu hiện khi trẻ thở gắng sức là cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn.
  • Sốt vừa đến sốt cao;
  • Đau ngực trong lúc ho và đau cả giữa các cơn ho;
  • Trẻ xuất hiện tình trạng nôn, không chỉ sau những cơn ho mạnh mà cả giữa các cơn ho.
  • Tím tái mặt và quanh môi do trẻ bị thiếu oxy.

Cách chăm sóc trẻ em bị viêm phổi tại nhà

Đối với những bậc làm cha, làm mẹ, một trong những nỗi sợ lớn nhất là trẻ bị ốm, quấy khóc. Không ít cha mẹ cảm thấy lúng túng khi trẻ bị viêm phổi tại nhà, ho liên tục. Dưới đây là cách chăm sóc trẻ em bị viêm phổi tại nhà cha mẹ có thể tham khảo:

Trước tiên cần hạ sốt cho trẻ

Khi thấy trẻ có những biểu hiện sốt, ho,…thì trước tiên cha mẹ cần hạ sốt cho trẻ. Cách đơn giản và phổ biến nhất là dùng một chiếc khăn ấm đắp lên trán cho trẻ. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C thì có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Tăng cường cho trẻ uống nước ấm để giảm sốt và làm loãng đờm.

Vỗ lưng để giúp trẻ bài tiết đờm

Việc vỗ lưng khi trẻ ho có đờm đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi. Bên cạnh đó còn giúp đờm trong phế quản long ra và thải ra ngoài dễ dàng. 

Cha mẹ có thể vỗ lưng cho trẻ bằng cách gập bàn tay ở chỗ cổ tay rồi khum bàn tay lại. Giữ cho ngón cái ép vào ngón trỏ và vỗ bên trái rồi sang bên phải. 

Thực hiện động tác này khoảng 3-5 phút ở mỗi khu vực. Trong quá trình vỗ lưng thì cha mẹ lưu ý là không được vỗ vào vùng dạ dày, xương ức hay xương sống. Thời điểm vỗ lưng cho trẻ tốt nhất là trước khi ăn hoặc sớm nhất là 1 giờ sau khi ăn. 

Hướng dẫn trẻ ho đúng cách

Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ ho đúng cách bằng những bước sau:

  • Cho trẻ ngồi dậy, đầu hơi ngả nhẹ về phía trước.
  • Dạy trẻ hít một hơi thật sâu và mở miệng ra, thót cơ bụng để ho thật sâu, không ho ở cổ họng.
  • Hít vào lại một lần nữa và tiếp tục ho cho tới khi trẻ khạc được đờm ra ngoài.
  • Đối với trẻ nhỏ không thể thực hiện được cách ho đúng cách thì cha mẹ có thể dùng máy hút đờm dãi ra khỏi hầu họng. Tuy nhiên cách làm này cũng đòi hỏi cha mẹ phải hết sức cẩn thận. 

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là điều quan trọng nhất giúp trẻ nhanh khỏi bệnh. Theo đó đối với trẻ nhỏ thì cần tăng cường cho trẻ bú mẹ. 

Còn đối với những trẻ lớn hơn thì ba mẹ cần chuẩn bị một thực đơn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng với các loại thực phẩm giàu protein, vitamin, khoáng chất. Bên cạnh đó lưu ý là cho trẻ ăn những thức ăn lỏng và đặc biệt là uống nhiều nước ấm.

Vệ sinh cho trẻ đúng cách

Nên dùng khăn mềm lau một lần để lau nước mũi cho trẻ. Nếu như dùng khăn xô thì cha mẹ cần phải giặt thật sạch sẽ, phơi nắng để đảm bảo khăn sạch khuẩn trong lần sử dụng tiếp theo. Bên cạnh đó cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ chơi cho trẻ để tránh vi khuẩn xâm nhập.

Cách phòng bệnh viêm phổi tại nhà cho trẻ hiệu quả

Để hạn chế tình trạng trẻ mắc bệnh viêm phổi thì phụ huynh nên áp dụng một số cách phòng bệnh sau: 

  • Đối với trẻ sơ sinh thì mẹ nên lưu ý là cho trẻ bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu. Điều này nhằm đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học và hợp lý.
  • Tạo cho trẻ một môi trường sống trong lành như: Không khói thuốc lá, bụi bẩn, ô nhiễm môi trường…
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường công cộng nơi có nhiều người. Đặc biệt nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người ốm có dấu hiệu như: Ho, hắt hơi, sổ mũi, đau họng,…Điều này giúp tránh được tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của trẻ.
  • Chủ động đeo khẩu trang cho trẻ khi đi tới những nơi đông người và rửa tay thường xuyên.
  • Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch để ngăn ngừa bệnh viêm phổi. 
  • Phát hiện sớm các bệnh có liên quan tới đường hô hấp ở trẻ như: Ho, sốt, chảy nước mũi, khó thở… để chăm sóc và có biện pháp điều trị kịp thời. 

Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ em bị viêm phổi tại nhà

Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ em bị viêm phổi tại nhà

Để cách chăm sóc trẻ em bị viêm phổi tại nhà mang lại hiệu quả cao thì dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà cha mẹ không nên bỏ lỡ:

  • Khi trẻ bị viêm phổi thì cũng nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý 4-5 lần/ ngày.
  • Vì khi trẻ mắc bệnh cơ thể thường rất mệt mỏi, biếng ăn. Vì vậy cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và không bỏ bữa.
  • Cho trẻ uống nhiều nước ấm để làm loãng đờm và giúp trẻ dễ chịu hơn.
  • Dùng khăn giấy loại dùng một lần để vệ sinh mũi cho bé, lưu ý là tránh dùng khăn sữa nhiều lần vì có thể gây lây nhiễm nặng hơn.
  • Khi ngủ thì nên cho trẻ nằm nghiêng, kê gối cao hơn một chút để trẻ ngủ thoải mái hơn.
  • Không được tự ý cho trẻ sử dụng thuốc nếu chưa được chỉ định của bác sĩ. 
  • Môi trường sống của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ 
  • Cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bé
  • Ngoài ra, để phòng trường hợp bé khó thở hoặc không thở được thì cha mẹ có thể mua hoặc thuê máy thở tại nhà để hỗ trợ trẻ hô hấp tốt hơn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân, biểu hiện và cách chăm sóc trẻ em bị viêm phổi tại nhà mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết mang tới cho cha mẹ thật nhiều thông tin bổ ích để giúp trẻ luôn có một sức khỏe tốt nhất!